5 Cách học đàn piano nhanh chóng
Học piano có khó không ? Học piano mất bao lâu ? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định học piano. Hiện nay, việc học piano ngày càng phổ biến để người chơi có thể giải trí mỗi ngày cũng như theo đuổi niềm đam mê của mình.
Cũng chính vì thế mà ngay trong bài viết dưới đây Feeling Music sẽ giải đáp cụ thể cho bạn và đưa ra những cách học đàn piano nhanh nhất cho người mới bắt đầu mà bạn không nên bỏ qua.
HỌC PIANO CÓ KHÓ KHÔNG ? HỌC PIANO MẤT BAO LÂU ?
Một thắc mắc đang được quan tâm rất nhiều hiện nay chính là “Học piano có khó không ?” Thực chất, học piano sẽ không có quá khó như bạn tưởng nhưng chỉ bạn có niềm đam mê với nó, kiên trì học, rèn luyện thường xuyên thì chắc hẳn việc học piano cho người mới bắt đầu sẽ rất là dễ dàng.
Và thời gian học của mỗi người là không giống nhau nó còn tùy thuộc vào năng lực cũng như bạn có muốn theo đuổi mục tiêu của mình hay không. Chính vì thế mà ông bà ta có câu “Học là việc cả đời” cho nên mỗi người trong số chúng ta đang có ý định học piano thì phải học cho đến cùng và không được bỏ cuộc.
3 CÁCH HỌC ĐÀN PIANO NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC
Những cách học đàn piano đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là: Nắm vững các hợp âm, làm quen với các nốt trên phím đàn, luyện tập những bài hát đơn giản. Cụ thể chi tiết sẽ được chúng tôi nêu rõ sau đây:
1/ Làm quen với các phím trên đàn piano
Một bước đầu tiên khá quan trọng khi mới bắt đầu học đàn piano mà bạn cần phải nắm chính là làm quen với các phím trên đàn piano cơ. Thực ra, đàn piano có 88 phím với 52 phím trắng và 36 phím đen.
Với phím đàn piano đầu tiên trên bàn phím là nốt A (La) và kết thúc là nốt đô (C). Trên 2 phím đen là nốt đô (C), trên 3 phím đen là nốt Fa (F). Bạn cũng có thể dễ dàng hình dung và tiến hành đánh đúng các nốt nhạc hơn.
Thứ tự các nốt sẽ là Đồ – Rê – Mi – Fa – Sol – La – Si được ký hiệu với các chữ cái là C-D-E-D-F-G-A-B.
Người chơi có thể đặt 5 ngón tay trái và 5 ngón tay phải và cách đánh cho từng tay để làm quen với phím như sau:
– Tay phải: Đặt ngón trỏ vào nốt đồ (C) tiếp theo là ngón trỏ, giữa, áp út, ngón út lần lượt đánh vào phím Rê (D), Mi (E), Fa (F), Sol (G).
– Còn tay trái: Bắt đầu bấm nốt là ngón áp út và sau đó là đến các ngón tiếp theo.
Bạn hãy cứ luyện ngón trên từng phím đàn cho nhuyền nhuyễn, ghi nhớ nốt nhạc, thực hành trên cả 2 tay, đánh xuôi, đánh ngược cho bàn tay dễ dàng làm quen với các phím và sau đó thực hiện trên những bài hát đơn giản.
2/ Nắm vững các hợp âm trên đàn piano
Khi bạn đá thành thạo và nhớ được các nốt nhạc trên phím đàn piano thì bước tiếp theo mà chúng tôi muốn hướng dẫn bạn tiếp là nắm được những hợp âm cơ bảo của piano. Bạn nên học những hợp âm dễ nhất và sau đó chơi những hợp âm khó hơn. Bạn nên đặt mục tiêu ra cho mình để việc nâng cao kỹ năng chơi đàn và chơi chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.
Có 14 hợp âm piano cơ bản đó là 7 hợp âm trưởng bao gồm: Hợp âm Đô trưởng (C) , Rê trưởng (D), Mi trưởng (E), Fa trưởng (F), Sol trưởng (G), La trưởng (A), Si trưởng (B) và 7 hợp âm bao gồm: Đô thứ (Cm), Rê thứ (Dm), Mi thứ (Em), Fa thứ (Fm), Sol thứ (Gm), La thứ (Am), Si thứ (Bm).
Cấu tạo của hợp âm gồm 3 nốt và thực hiện theo quy tắc là nốt gốc cách 1 phím trắng và tay trái là chủ yếu đánh các hợp âm.
Cách bấm hợp âm trên piano như sau: Ngón áp út đặt vào nốt gốc, tiếp theo là ngón giữa và cuối cùng là ngón cái. Nhấn 3 nốt cùng 1 lúc để tạo ra một hợp âm hoàn chỉnh.
Ví dụ cụ thể như: Đô trưởng (C) sẽ có hợp âm như: Đồ – Mi – Sol có ký hiệu như: C – E – G. Có cách bấm như sau: Đặt ngón áp út vào nốt đồ, ngón giữa vào nốt mi và ngón áp út vào nốt sol.
Và từng hợp âm một sẽ được nêu rõ dưới đây:
1. Hợp âm trưởng piano
– Hợp âm C (đô trưởng): Đô (C) – Mi (E) – Sol (G)
– Hợp âm D (Rê trưởng): Rê (D) – Fa# (F#) – La (A)
– Hợp âm E (Mi trưởng): Mi (E) – Sol# (G#) – Si (B)
– Hợp âm Fa (F trưởng): Fa (F) – La (A) – Đô (C)
– Hợp âm G (Sol trưởng): Sol (G) – Si (B) – Rê (D)
– Hợp âm A (La trưởng): La (A) – Đô# (C#) – Mi (E)
– Hợp âm B (Si trưởng): Si (B) – Rê# (D#) – Fa# (F#)
2. Hợp âm thứ piano
– Hợp âm Cm (Đô thứ): Đô (C) – Mi(b) (Eb) – Sol (G)
– Hợp âm Dm (Rê thứ): Rê (D) – Fa (F) – La (A)
– Hợp âm Em (Mi thứ): Mi (E) – Sol (G) – Si (B)
– Hợp âm Fm (Fa thứ): Fa (F) – La(b) (Ab) – Đô (C)
– Hợp âm Gm (Sol thứ): Sol (G) – Si(b) (Bb) – Rê (D)
– Hợp âm Am (La thứ): La (A) – Đô (C) – Mi (E)
– Hợp âm Bm (Si thứ): Si (B) – Rê (D) – Fa# (F#)
Tất cả những hợp âm piano mà chúng tôi nêu trên đều là những hợp âm cơ bản mà những người mới bắt đầu học piano cần nắm rõ. Người chơi cần đánh đúng các hợp âm và ghi nhớ chúng để
3/ Thực hành những bài hát đơn giản
Khi đã nhuyền nhuyễn được các hợp âm đó thì việc luyện tập và chơi những bài hát đơn giản sẽ rất dễ dàng để từ đó nâng cao quá trình chơi đàn của mình hơn.
Một bài hát có hợp âm rất dễ và rất quen thuộc được nhiều người mới bắt đầu thực hành chính là bài Happy Birthday.
Cách đánh đàn piano bài Happy Birthday khá đơn giản nhìn vào các nốt trên mỗi câu người chơi có thể tự đánh từng nốt nhạc đánh từ từ để dễ dàng làm quen các nốt nhạc.
Khi đã quen với nốt nhạc của bản nhạc Happy Birthday thì người chơi có thể đánh nhanh hơn và dần dần có thể chơi được những bản nhạc khó hơn.
4/ Tham khảo một số giáo trình tự học piano
Những giáo trình tự học piano sẽ rất bổ ích dành cho những người mới bắt đầu, với những kiến thức mà những giáo trình tự học piano đưa ra bổ sung cho bạn những hợp âm của đàn piano, nốt nhạc, cấu tạo của đàn để bạn có thể sử dụng hợp lý.
Hơn nữa, một số cuốn sách giáo trình tự học piano còn chia sẻ thêm những bài học đơn giản, với các hợp âm dễ sử dụng để cho người chơi có thể áp dụng, sử dụng thành thạo hơn.
Giáo trình tự học piano được Feeling Music sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản hơn để chơi đàn piano hiệu quả nhất.
5/ Dành thời gian luyện tập hằng ngày
Để làm chủ được phím đàn, yêu cầu bạn phải có quá trình luyện tập dài lâu. Feeling Music khuyên bạn nên luyện tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Trước khi bắt đầu học đàn piano, hãy khởi động các ngón tay bằng cách đánh hợp âm hoặc các đoạn nhạc nhỏ. Như vậy khi bắt đầu vào bài học, các ngón tay sẽ trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra, nên có kế hoạch tập luyện một cách chi tiết như bắt đầu từ việc học nhạc lý piano cơ bản để dễ dàng theo dõi tiến trình của mình.
LƯU Ý KHI TẬP ĐÀN PIANO
Đối với những người mới bắt đầu tập đàn thì bạn nên lưu ý những điều sau:
– Phải thật kiên trì, tập luyện thường xuyên và không được bỏ cuộc.
– Đưa ra thời gian biểu để đánh đàn piano được tốt hơn tránh tình trạng nhàm chán khi sử dụng.
– Để có được kết quả học đàn piano được tốt hơn thì bạn có thể đầu tư cho mình một cây đàn piano điện hoặc cơ. Tùy vào tài chính cũng như nhu cầu mục đích sử dụng mà bạn hãy lựa chọn cho mình một cây đàn phù hợp.
– Những người mới bắt đầu tập đàn piano để có được kết quả tốt hơn thì bạn có thể kết hợp học tại trung tâm và luyện tập tại nhà.
– Thường xuyên tập các hợp âm cơ để nắm rõ hơn và nhuyền nhuyễn hơn khi học piano.
– Chia nhỏ bài hát thành từng đoạn một để người chơi dễ dàng nhớ và đánh đúng từng nốt nhạc hơn.
– Không nên dùng pedal duy trì cho người mới bắt đầu tập đàn.
– Những người mới bắt đầu chơi cần nắm rõ vị trí các nốt trên từng ngón tay để sử dụng đúng hơn.
Với tất cả những gì mà chúng tôi vừa đi chia sẻ về cách học đàn piano nhanh nhất cho người mới bắt đầu. Mong rằng, những thông tin vừa rồi sẽ giúp những người mới bắt đầu học dễ dàng học ngay tại nhà hiệu quả nhất.
Become a first comment for this post!